GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM

TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

 

Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội được Nhà trường giao nhiệm vụ quản lí đào tạo 4 ngành trình độ đại học (Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lí và Sư phạm Lịch sử – Địa lí), 03 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ (Văn học Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, Ngôn ngữ học) và 01 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ (Lịch sử Việt Nam).

Từ năm 2015, Trường Đại học Sài Gòn mở mã ngành đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. Đến nay, ngành Lịch sử Việt Nam đã và đang đào tạo được 9 khóa với tổng cộng khoảng 120 học viên theo học, trong đó có hơn 60 học viên được cấp bằng thạc sĩ Lịch sử Việt Nam.

Năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Trường Đại học Sài Gòn đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Lịch sử Việt Nam, hiện đã tuyển được 04 khóa với 02 nghiên cứu sinh (NCS) đã bảo vệ thành công Luận án và 03 NCS đang học tập và nghiên cứu đúng tiến độ.

Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Lịch sử Việt Nam, trình độ thạc sĩ có mục tiêu chất lượng là đào tạo đào tạonguồn nhân lực có trình độ cao về khoa Ngànhhọc xã hội văn nhân văn nói chung, khoa học Lịch sử nói riêng có trình độ chuyên sâu về các lĩnh vực thuộc chuyên ngành Lịch sử Việt Nam để giảng dạy tại các trường phổ thông, nghiên cứu khoa học tại các trung tâm, viện, cũng như các lĩnh vực khác có liên quan. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhằm nâng cao chất lượngđào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, việc thẩm định, đánh giá lại CTĐT một cách toàn diện theo các chuẩn mực quốc gia, khu vực và quốc tế là hết sức cần thiết. Vì thế, với tư cách đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chứcđào tạo thực hiện và quản lí chương trình, Ngành Sư phạm lịch sửngành Lịch sử Việt Nam đã đăng ký kiểm định và đánh giá chất lượng CTĐT theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT của BGD&ĐT. Đây là cơ hội tốt để kiểm định, đánh giá lại một cách hệ thống, toàn diện và khách quan toàn bộ CTĐT nđào tạonnnnnhhgành Lịch sử Việt Nam, trình độ thạc sĩ để thấy rõ mình đang ở đâu trong tương quan với các CTĐT khác của quốc gia, khu vực và quốc tế; từ đó xác định những việc cần làm, nhằm nâng cao chất lượng của CTĐT, tiến tới đào tạotheo hướng chuẩn khu vực, quốc tế.