Chuẩn đầu ra, Sư phạm Ngữ văn
Chuẩn đầu ra Ngành Sư phạm Ngữ văn
CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
(Ban hành theo quyết định số …………………./QĐ-ĐHSG ngày …………..………….…..….)
Ngành: SƯ PHẠM NGỮ VĂN
– Tên ngành đào tạo (tiếng Việt): SƯ PHẠM NGỮ VĂN
– Tên ngành đào tạo (tiếng Anh): Vietnamese Language and Literature Teacher Education
– Mã ngành: 7140217
– Loại hình đào tạo: Chính quy
– Thời gian đào tạo: 04 năm
– Bằng tốt nghiệp : Cử nhân Sư phạm Ngữ văn
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu chung (Goals)
Đào tạo cử nhân Sư phạm Ngữ văn có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện của giáo dục phổ thông, công cuộc hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục.
Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức cơ sở, chuyên môn vững vàng; có khả năng triển khai và phát triển chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ở trường phổ thông; có năng lực tổ chức các hình thức hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
2. Mục tiêu cụ thể (Program objectives)
Từ mục tiêu chung đã đề ra, chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Ngữ văn xác định các mục tiêu cụ thể (viết tắt là PO) như sau:
PO 1: Hình thành nền tảng vững chắc về kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức thực tế.
PO 2: Vận dụng tốt kiến thức chuyên sâu về ngành Sư phạm Ngữ văn.
PO 3: Sử dụng thành thạo các kỹ năng tự học, kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề, kỹ năng truyền đạt, phản biện, đánh giá chất lượng công việc; biết tổ chức, lãnh đạo và làm việc nhóm.
PO 4: Sử dụng thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp và tư duy sáng tạo; vận dụng tốt các năng lực hình thành ý tưởng: lên kế hoạch, điều phối, phát triển ý tưởng,…
PO 5: Có khả năng nắm bắt các nhu cầu xã hội, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp,…
II. CHUẨN ĐẦU RA
Ngoài các yêu cầu chung về ý thức tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng – an ninh theo quy định hiện hành, đạt chuẩn về Ngoại ngữ (tiếng Anh) và Tin học theo quy định tại Phụ lục Chuẩn đầu ra Ngoại ngữ (tiếng Anh) và Tin học cho các ngành đào tạo (đính kèm Quyết định), người học khi tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Ngữ văn phải đạt được các yêu cầu tối thiểu sau đây:
1. KIẾN THỨC
Trên cơ sở yêu cầu tối thiểu về kiến thức mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp, chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Sư phạm Ngữ văncụ thể hoá các kiến thức thành các chuẩn đầu ra cấp CTĐT (ProgrammeLearning Outcomes – gọi tắt là “PLOs”) chia ra thành 2 phần:
Kiến thức chung (General knowledges)
PLO 1: Vận dụng được các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội vào lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy.
PLO 2: Có kiến thức thực tế, biết cách thu thập thông tin, số liệu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình nghiên cứu, giảng dạy.
Kiến thức nghề nghiệp (Professional knowled
PLO 3: Vận dụng hợp lý kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học, tiếng Việt, kiến thức cơ bản về Hán Nôm vào nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông.
PLO 4: Vận dụng được kiến thức chuyên sâu, có chọn lọc về văn học dân gian, văn học viết Việt Nam; kiến thức cơ bản về các thể loại và tác gia tiêu biểu của một số nền văn học lớn trên thế giới.
PLO 5: Vận dụng được kiến thức về các phương pháp nghiên cứu, lý luận và phê bình văn học.
PLO 6: Có kiến thức chuyên sâu về lý luận dạy học bộ môn Ngữ văn; lựa chọn và áp dụng thành thạo, linh hoạt, sáng tạo vào dạy học môn Ngữ văn ở trường phổ thông.
2.KỸ NĂNG
Kỹ năng chung (Generic skills)
PLO 7: Sử dụng thành thạo kỹ năng tự học, kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề, đánh giá chất lượng công việc.
PLO 8: Sử dụng thành thạo kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, kỹ năng thuyết trình, đối thoại, phản biện.
PLO 9: Biết tổ chức, lãnh đạo và làm việc nhóm, hoạt động phát triển nhóm học tập và nghiên cứu.
Kỹ năng nghề nghiệp (Professional skills)
PLO 10: Phân tích và phát triển được Chương trình giáo dục môn Ngữ văn ở trường phổ thông.
PLO 11: Xây dựng và tổ chức thực hiện được kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; biết điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động giáo dục và dạy học.
PLO 12: Biết thực hiện đổi mới linh hoạt, đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá trong lĩnh vực giáo dục Ngữ văn.
PLO 13: Khai thác, sử dụng có hiệu quả các phương tiện hỗ trợ dạy học môn Ngữ văn ở trường phổ thông.
3. NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM (QUALIFICATIONS OF AUTONOMY AND RESPONSIBILITY)
PLO 14: Biết chủ động thực hiện công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; có năng lực tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân phù hợp với đạo đức và pháp luật.
PLO 15:Điều chỉnh được hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm của cá nhân cần cho hoạt động mới, môi trường sống mới.
PLO 16: Đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của bản thân; biết tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi và nhận thức được cá tính, giá trị sống của bản thân.
PLO 17: Biết chịu trách nhiệm cá nhân và có trách nhiệm với nhà trường, xã hội thông qua các hoạt động giáo dục và hoạt động công ích; có năng lực hướng dẫn, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
PLO 18: Chấp hành các quy định của Nhà nước và đơn vị công tác; thực hiện nghiêm túc các quy định về chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức nhà giáo; có tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc của giáo viên ở các cơ sở giáo dục phổ thông hoặc các công việc trong các lĩnh vực có liên quan khác.
III. SỰ TƯƠNG QUAN NHẤT QUÁN GIỮA MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA
Bảng Phân loại chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn
Pos | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
1 | 1 | 1 | 3 | |||||||||||||||
2 | 3 | 3 | 3 | |||||||||||||||
3 | 2 | 2 | 2 | 5 | 5 | |||||||||||||
4 | 4 | 4 | 4 | 4 | ||||||||||||||
5 | 5 | 5 | 5 |
PLO 01, 02,….,PLOs: CĐR cấp CTĐT
POs: Mục tiêu cụ thể của CTĐT
1. Kiến thức chung (General knowledges)
2. Kỹ năng chung (Gener skills)
3. Kiến thức nghề nghiệp (Professional knowledges)
4. Kỹ năng nghề nghiệp (Professional skills)
5. Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Qualifications of autonomy and responsibility)
IV. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn tham gia:
– Giảng dạy môn Ngữ văn ở các trường trung học (THCS, THPT) và các cơ sở giáo dục tương đương;
– Có thể làm các công việc khác có liên quan đến kiến thức chuyên ngành Ngữ văn.
V. KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP
Người học sau khi tốt nghiệp, có thể tiếp tục học tập ở bậc sau đại học trong nước và nước ngoài các chuyên ngành phù hợp và các chuyên ngành gần như Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Ngôn ngữ học, Hán Nôm, Văn hoá học, Việt Nam học, Châu Á học…
VI. CÁC CHUẨN ĐẦU RA ĐÃ THAM KHẢO
Các chương trình, tài liệu quốc tế: Trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Trường Đại học Sư phạm Hoa Trung, Trường Đại học Yonsei.
Các chương trình, tài liệu trong nước: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
TRƯỞNG KHOA
PGS. TS. Trần Thị Thanh Vân |
HIỆU TRƯỞNG
PGS.TS. Phạm Hoàng Quân |