Chuẩn đầu ra chuyên ngành Văn học Việt Nam 2022

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM 2022

Chuan dau ra VHVN chinh thuc 2022 NC+UD

Mời các bạn bấm vào link xem chuẩn đầu ra chương trình đào tạo chuyên ngành Văn học Việt Nam (cao học) năm 2022, định hướng nghiên cứu và ứng dụng.

 

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

  1. GIỚI THIỆU CHUNG
  2. Tên chuyên ngành đào tạo:

Tiếng Việt: VĂN HỌC VIỆT NAM

Tiếng Anh: VIETNAMESE LITERATURE

  1. Mã số chuyên ngành: 8220121
  2. Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
  3. Thời gian đào tạo: 02 năm
  4. Định hướng: Nghiên cứu
  5. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
  6. Mục tiêu chung

Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam có chất lượng lượng cao, đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển của đất nước trong công cuộc hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Đào tạo người học có phẩm chất đạo đức, trách nhiệm, kiến thức chuyên môn vững vàng, có năng lực nghiên cứu, kĩ năng làm việc tốt, có năng lực tự chủ và sáng tạo trong công việc.

  1. Mục tiêu cụ thể

Từ mục tiêu chung đã đề ra, chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Văn học Việt Nam (định hướng nghiên cứu) xác định các mục tiêu cụ thể (Program objectives viết tắt là POs) trang bị cho người học sau khi tốt nghiệp có được các phẩm chất, năng lực như sau:

PO 1: Nắm vững kiến thức ngành, liên ngành, kiến thức chung về quản lí hoạt động khoa học, cập nhật kiến thức thực tế về văn học nghệ thuật và những thành quả nghiên cứu mới.

PO 2: Vận dụng hiệu quả kiến thức cơ sở ngành Ngữ văn và kiến thức chuyên ngành văn học Việt Nam trong thực tiễn nghiên cứu, phê bình, giảng dạy…

PO 3: Sử dụng thành thạo các kĩ năng nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề của chuyên ngành; kĩ năng truyền đạt, thảo luận, tổ chức các hoạt động chuyên môn.

PO 4: Lựa chọn, sử dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành văn học để thực hiện một công trình khoa học, giảng dạy văn học Việt Nam.

PO 5: Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tự chủ và sáng tạo, có năng lực định hướng và quản lí chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp và ý thức tự chịu trách nhiệm.

III. CHUẨN ĐẦU RA

Ngoài các yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp, thái độ tuân thủ các nguyên tắc nghề nghiệp, những kiến thức chung theo quy định, người học sau khi tốt nghiệp chương trình thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam (định hướng nghiên cứu) phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu sau đây:

  1. KIẾN THỨC

Trên cơ sở yêu cầu tối thiểu về kiến thức mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp, chương trình Văn học Việt Nam cụ thể hóa các kiến thức thành các chuẩn đầu ra cấp CTĐT (Programme Learning Outcomes – viết tắt là PLOs) như sau:

PLO 1: Vận dụng được những kiến thức liên ngành vào thực tiễn nghiên cứu chuyên ngành Văn học Việt Nam.

PLO 2: Nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu và quản lí khoa học; có khả năng thu thập thông tin, cập nhật kiến thức thực tế về văn học nghệ thuật.

PLO 3: Vận dụng hiệu quả những kiến thức chuyên ngành trong việc phân tích, đánh giá quá trình phát triển, khuynh hướng, thể loại, tác giả, tác phẩm, sự kiện, thời sự văn học…

PLO 4: Nắm vững kiến thức chuyên ngành để thực hiện được những nghiên cứu chuyên sâu về Văn học Việt Nam (viết chuyên đề, bài báo, luận văn…)

PLO 5: Tự nâng cao kiến thức chuyên môn, chủ động, sáng tạo, mở ra hướng nghiên cứu mới, hoặc phổ biến kiến thức văn học Việt Nam.

  1. KĨ NĂNG

PLO 6: Vận dụng hợp lý các phương pháp khoa học liên ngành vào việc giải quyết những vấn đề trong thực tiễn nghiên cứu chuyên ngành văn học Việt Nam.

PLO 7: Sử dụng thành thạo các kĩ năng phân tích, tổng hợp dữ liệu, đánh giá tình hình nghiên cứu để đưa ra giải pháp thích hợp, tổ chức tốt hoạt động khoa học và phổ biến kiến thức chuyên môn.

PLO 8: Lựa chọn, sử dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành để thực hiện một công trình khoa học chuyên sâu về văn học Việt Nam.

PLO 9: Nắm vững và vận dụng được các kĩ năng phê bình, thảo luận một hiện tượng văn học, kĩ năng giảng dạy, phổ biến kiến thức về văn học Việt Nam.

  1. NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM

PLO 10: Thể hiện năng lực nghiên cứu độc lập, tự định hướng và thích nghi với mọi điều kiện làm việc; tự bảo vệ được quan điểm chuyên môn và sáng kiến khoa học của mình.

PLO 11: Có năng lực làm việc nhóm: lập kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra, quản lí các nguồn lực, đánh giá và cải thiện các hoạt động nghiên cứu khoa học.

PLO 12: Tự chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; chấp hành các quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và pháp luật của Nhà nước.

  1. CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ
  2. Về thực hiện chương trình đào tạo

Học viên phải học tập, thực hiện các chuyên đề nghiên cứu để tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định của Trường Đại học Sài Gòn.

  1. Về trình độ ngoại ngữ

Học viên phải đạt chuẩn ngoại ngữ theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Sài Gòn.

  1. Về luận văn

Học viên phải bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ với điểm trung bình từ 5.5 trở lên.

  1. SỰ TƯƠNG QUAN NHẤT QUÁN GIỮA MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA
POs PLOs
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 1 1
2 2 2 2
3 3 3
4 4 4
5 5 5 5

PLOs: Chuẩn đầu ra cấp CTĐT.

POs: Mục tiêu cụ thể của CTĐT.

  1. Kiến thức chung
  2. Kiến thức nghề nghiệp
  3. Kỹ năng chung
  4. Kỹ năng nghề nghiệp
  5. Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm
  6. KHẢ NĂNG NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VÀ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

– Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, học viên có thể tiếp tục học tập lên bậc nghiên cứu sinh ở trong và ngoài nước.

– Học viên có khả năng nghiên cứu độc lập, trở thành nhà khoa học, chuyên viên nghiên cứu văn học Việt Nam.

– Học viên có thể tham gia giảng dạy văn học Việt Nam ở bậc Đại học, Cao đẳng, Trung học và làm quản lí chuyên môn ở các cơ sở giáo dục.

– Học viên có thể làm việc ở các Viện Nghiên cứu, Sở Khoa học, Sở Văn hóa, Hội Văn học Nghệ thuật, các cơ quan báo chí, xuất bản…

  1. CÁC CHUẨN ĐẦU RA ĐÃ THAM KHẢO

Các chương trình, tài liệu quốc tế: Trường Đại học Sư phạm Hoa Trung, Trường Đại học Deakin…

Các chương trình, tài liệu trong nước: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh…

TRƯỞNG CHUYÊN NGÀNH

  

TS. Phạm Ngọc Hiền

HIỆU TRƯỞNG

  

PGS.TS. Phạm Hoàng Quân

 

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

  1. GIỚI THIỆU CHUNG
  2. Tên chuyên ngành đào tạo:

Tiếng Việt: VĂN HỌC VIỆT NAM

Tiếng Anh: VIETNAMESE LITERATURE

  1. Mã số chuyên ngành: 8220121
  2. Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
  3. Thời gian đào tạo: 02 năm
  4. Định hướng: Ứng dụng
  5. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
  6. Mục tiêu chung

Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam có chất lượng lượng cao, đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển của đất nước trong công cuộc hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Đào tạo người học phẩm chất đạo đức, trách nhiệm, có kiến thức chuyên môn vững vàng, thành thạo kĩ năng thực hành, ứng dụng, có năng lực tự chủ và sáng tạo trong công việc.

  1. Mục tiêu cụ thể

Từ mục tiêu chung đã đề ra, chương trình đào tạo ngành Văn học Việt Nam (định hướng ứng dụng) xác định các mục tiêu cụ thể (Program objectives – viết tắt là POs) trang bị cho người học sau khi tốt nghiệp có được các phẩm chất, năng lực như sau:

PO 1: Nắm vững kiến thức ngành, liên ngành, kiến thức chung về quản lí hoạt động khoa học, cập nhật kiến thức thực tế về văn học nghệ thuật và những thành quả nghiên cứu mới.

PO 2: Vận dụng hiệu quả những kiến thức cơ sở ngành Ngữ văn và chuyên ngành Văn học Việt Nam vào thực tiễn nghiên cứu, phê bình, giảng dạy…

PO 3: Sử dụng thành thạo các kĩ năng nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề của chuyên ngành; kĩ năng truyền đạt, thảo luận, tổ chức các hoạt động chuyên môn.

PO 4: Lựa chọn, sử dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành văn học để thực hiện một công trình khoa học ứng dụng, giảng dạy văn học Việt Nam.

PO 5: Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tự chủ và sáng tạo, có năng lực quản lí, thực hành, có đạo đức nghề nghiệp và ý thức tự chịu trách nhiệm.

III. CHUẨN ĐẦU RA

Ngoài các yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp, thái độ tuân thủ các nguyên tắc nghề nghiệp, những kiến thức chung theo quy định, người học sau khi tốt nghiệp chương trình thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam (định hướng ứng dụng) phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu sau đây:

  1. KIẾN THỨC

Trên cơ sở yêu cầu tối thiểu về kiến thức mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp, chương trình Văn học Việt Nam cụ thể hóa các kiến thức thành các chuẩn đầu ra cấp chương trình đào tạo (CTĐT) (Programme Learning Outcomes – viết tắt là PLOs) như sau:

PLO 1: Vận dụng được những kiến thức liên ngành vào thực tiễn nghiên cứu, ứng dụng chuyên ngành Văn học Việt Nam.

PLO 2: Nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực hành, ứng dụng và quản lí khoa học; có khả năng thu thập thông tin, cập nhật kiến thức thực tế.

PLO 3: Vận dụng hiệu quả những kiến thức chuyên ngành trong việc phân tích, đánh giá quá trình phát triển, khuynh hướng, thể loại, tác giả, tác phẩm, sự kiện, thời sự văn học…

PLO 4: Nắm vững kiến thức chuyên ngành Văn học Việt Nam cũng như kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện các chuyên đề nghiên cứu, thực tế chuyên môn, làm đồ án…

PLO 5: Tự nâng cao kiến thức chuyên môn và năng lực ứng dụng, phổ biến kiến thức văn học Việt Nam vào cuộc sống.

  1. KĨ NĂNG

PLO 6: Vận dụng hợp lý các phương pháp khoa học liên ngành vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn trong thực hành và nghiên cứu chuyên ngành.

PLO 7: Sử dụng thành thạo các kĩ năng phân tích, tổng hợp dữ liệu, đánh giá tình hình để đưa ra giải pháp thích hợp trong việc tổ chức triển khai ứng dụng khoa học và phổ biến kiến thức chuyên môn.

PLO 8: Lựa chọn, sử dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành để thực hiện một công trình khoa học ứng dụng (báo cáo chuyên đề, làm dự án…)

PLO 9: Nắm vững và vận dụng được các kĩ năng phê bình, thảo luận về văn học nghệ thuật; kĩ năng giảng dạy, phổ biến kiến thức về văn học Việt Nam.

  1. NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM

PLO 10: Thể hiện năng lực thực hành, nghiên cứu độc lập, tự định hướng và thích nghi với mọi điều kiện làm việc; tự bảo vệ được quan điểm và sáng kiến khoa học của mình.

PLO 11: Có năng lực làm việc nhóm: lập kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra, quản lí các nguồn lực, đánh giá và cải thiện các hoạt động ứng dụng khoa học.

PLO 12: Tự chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; chấp hành các quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và pháp luật của Nhà nước.

  1. CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ
  2. Về thực hiện chương trình đào tạo

Học viên phải học tập, thực hiện các chuyên đề nghiên cứu, thực hành để tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định của Trường Đại học Sài Gòn.

  1. Về trình độ ngoại ngữ

Học viên phải đạt chuẩn ngoại ngữ theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Sài Gòn.

  1. Về luận văn

Học viên phải bảo vệ thành công đồ án tốt nghiệp với điểm trung bình từ 5.5 trở lên.

  1. SỰ TƯƠNG QUAN NHẤT QUÁN GIỮA MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA
POs PLOs
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 1 1
2 2 2 2
3 3 3
4 4 4
5 5 5 5

PLOs: Chuẩn đầu ra cấp CTĐT.

POs: Mục tiêu cụ thể của CTĐT.

  1. Kiến thức chung
  2. Kiến thức nghề nghiệp
  3. Kỹ năng chung
  4. Kỹ năng nghề nghiệp
  5. Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm
  6. KHẢ NĂNG NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VÀ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

– Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, học viên có thể tiếp tục học tập lên bậc nghiên cứu sinh ở trong và ngoài nước.

– Học viên có khả năng tự nghiên cứu, ứng dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, trở thành chuyên viên nghiên cứu văn học Việt Nam.

– Học viên có thể tham gia giảng dạy văn học Việt Nam ở bậc Đại học, Cao đẳng, Trung học và làm quản lí chuyên môn ở các cơ sở giáo dục.

– Học viên có thể làm việc ở các Viện Nghiên cứu, Sở Khoa học, Sở Văn hóa, Hội Văn học Nghệ thuật, các cơ quan báo chí, xuất bản…

  1. CÁC CHUẨN ĐẦU RA ĐÃ THAM KHẢO

Các chương trình, tài liệu quốc tế: Trường Đại học Sư phạm Hoa Trung, Trường Đại học Deakin…

Các chương trình, tài liệu trong nước: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh…

TRƯỞNG CHUYÊN NGÀNH  

 

TS. Phạm Ngọc Hiền

HIỆU TRƯỞNG 

 

PGS.TS. Phạm Hoàng Quân