Chuẩn đầu ra, Sư phạm Ngữ văn
Chuẩn đầu ra chuyên ngành Ngôn ngữ học 2022
CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC 2022
Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (PLOs)
Ngoài yêu cầu chung về đạo đức khoa học, đạo đức nghề nghiệp và đạt chuẩn về Ngoại ngữ (tiếng Anh) theo quy định tại Phụ lục Chuẩn đầu ra Ngoại ngữ (tiếng Anh) cho các ngành đào tạo thạc sĩ (đính kèm Quyết định), người học sau khi tốt nghiệp trình độ Thạc sĩ Ngôn ngữ học phải đạt được các yêu cầu tối thiểu sau đây:
A. KIẾN THỨC (KNOWLEDGE)
Trên cơ sở yêu cầu tối thiểu về kiến thức mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp, chương trình Thạc sĩ Ngôn ngữ học cụ thể hóa các kiến thức thành các chuẩn đầu ra cấp CTĐT (Programme Learning Outcomes – gọi tắt là “PLOs”) chia ra thành 2 phần:
1. Kiến thức chung
PLO 1: Vận dụng được thành thạo kiến thức liên ngành, kiến thức thực tiễn vào lí giải các vấn đề ngôn ngữ, văn hoá, xã hội…
PLO 2: Vận dụng tốt những hiểu biết chuyên sâu về những vấn đề lí luận chung của ngôn ngữ học, Việt ngữ học.
2. Kiến thức nghề nghiệp
PLO 3: Làm chủ kiến thức cốt lõi và nâng cao thuộc các phân ngành chuyên sâu trong ngôn ngữ học.
PLO 4: Vận dụng tốt các các kiến thức về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, nghiên cứu liên ngành.
B. KỸ NĂNG (SKILL)
1. Kỹ năng chung (Generic skills)
PLO 5: Sử dụng thành thạo kỹ năng tư duy, phản biện, kỹ năng giao tiếp, truyền đạt tri thức, thảo luận, các vấn đề chuyên môn về ngôn ngữ học.
PLO 6: Biết tổ chức lãnh đạo và làm việc trong các nhóm nghiên cứu, lập kế hoạch, dẫn dắt, kiểm tra, quản lí các nguồn lực, đánh giá và cải thiện các hoạt động nghiên cứu ngôn ngữ.
2. Kỹ năng nghề nghiệp (Professional skills)
PLO 7: Khai thác, sử dụng thành thạo các phương pháp khoa học đa ngành, liên ngành và chuyên ngành để khảo sát, phân tích, đánh giá, lí giải khoa học các vấn đề ngôn ngữ học.
PLO 8: Vận dụng thành thạo kỹ năng tổng hợp, áp dụng tri thức chuyên môn ngôn ngữ học vào thực hành nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu trong ngôn ngữ học, trong khoa học xã hội và nhân văn nói chung.
PLO 9: Sử dụng tốt kỹ năng phát hiện, hình thành ý tưởng và thực hiện các dự án nghiên cứu, tham gia, hỗ trợ, tư vấn, giải quyết các vấn đề ngôn ngữ trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn hoặc các hoạt động hữu quan.
3. NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM (Qualifications of autonomy and responsibility)
PLO 10: Biết nghiên cứu độc lập, có năng lực tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn, biết lắng nghe, đối thoại và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.
PLO 11: Điều chỉnh được hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm của cá nhân cần cho hoạt động mới, môi trường sống mới.
PLO 12: Đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của bản thân; biết tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi và nhận thức được cá tính, giá trị sống của bản thân.
PLO 13: Biết chịu trách nhiệm cá nhân và có năng lực hướng dẫn, giám sát người khác trong các hoạt động nghiên cứu với tinh thần trách nhiệm cao để phát triển tri thức chuyên môn.
PLO 14: Có khả năng thích ứng linh hoạt trong điều kiện nghiên cứu và làm việc thay đổi, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ của đất nước, thực hiện tốt trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.
D. CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ
1. Về thực hiện chương trình đào tạo
Học viên phải học tập, thực hiện các chuyên đề nghiên cứu và Luận văn Thạc sĩ để tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định của Trường Đại học Sài Gòn.
2. Về trình độ ngoại ngữ
Học viên phải đạt chuẩn ngoại ngữ theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Sài Gòn.
3. Về luận văn
+ Luận văn Thạc sĩ phải đạt điểm trung bình từ 5.5 trở lên.
+ Luận văn phải có đề tài nghiên cứu về một vấn đề ngôn ngữ hoặc liên quan đến ngôn ngữ học. Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, có tính chuyên môn và hệ thống, có đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học.
+ Kết quả nghiên cứu của Luận văn phải là kết quả nghiên cứu của chính tác giả, chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào của các tác giả khác.
+ Nội dung và kết quả của Luận văn phải thể hiện được việc nắm vững các kiến thức về lí luận và vận dụng kiến thức vào thực hành giải quyết các vấn đề chuyên môn đặt ra.
(Trích Bản mô tả Chương trình đào tạo chuyên ngành Ngôn ngữ học 2022)